Top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam hiện nay
Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu… đều là những nơi có tình hình kinh tế phát triển, phát triển đông dân và là “miền đất hứa” đối với nhiều người. Sau đây hãy cùng ThuthuatWin tìm hiểu về Top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam, xem thử những chi tiết của những tỉnh thành này nhé.
Thành phố Hồ Chí Minh – Top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam
Đứng đầu trong bảng xếp hạng Top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam đó là thành phố mang tên Bác Hồ – thành phố Hồ Chí Minh, hay còn có tên gọi cũ là Sài Gòn. Đây là một trong những thành phố phát triển top đầu, hiện đại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và cũng là nơi tìm kiếm cơ hội công việc cho nhiều người xa xứ.
Nơi đây chiếm 0.6% diện tích và 8,34% dân số cả nước, yếu tố thể hiện rõ sự phát triển nơi đây đó chính là tổng sản phẩm GDP 20,5%, cùng với giá trị sản xuất công nghiệp 27,9% và 37,9% dự án nước ngoài.
Kinh tế của TP. Hồ Chí Minh có thể nói là vô cùng phát triển, chiếm nhiều lĩnh vực và đa dạng ngành. Nơi đây còn sở hữu hệ thống các tiện ích từ trung tâm thương mại, siêu thị, trường học, ngân hàng… Mức tiêu thụ tại đây cũng nhiều hơn so với các tỉnh thành khác trong top.
Thành phố Hà Nội – Thủ đô nước Việt Nam
Đứng sau Tp. Hồ Chí Minh là thủ đô Hà Nội lọt top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam. Kinh tế của thủ đô thì nằm ở mức tăng trưởng khá, mức tăng hàng năm khoảng 8,8%. Tình hình phát triển ở thủ đô cũng không thua kém gì so với ở thành phố lớn.
Thành phố Hà Nội cũng là nơi có tiềm năng khá lớn về phát triển du lịch, trong thành phố cũng có khá nhiều công trình kiến trúc cũ đẹp mắt, lại có hệ thống kho lưu trữ bảo tàng phong phú cả nước. Thêm với nhiều công trình nghỉ dưỡng, khách sạn khác mà nơi đây có rất nhiều tiềm năng.
Bình Dương – Tỉnh thành giàu nhất nước
Theo thông tin từ cục Thống kê vào khoảng năm 2020 về khảo sát mức sống người dân, thì thu nhập bình quân ở dây đạt khoản 4,2 triệu đồng, tức là khoảng 50,4 triệu đồng/ năm. So với vùng Đông Nam Bộ thì nơi thu nhập đầu người bình quân cao nhất là 6 triệu đồng/ người/ tháng. Với mức thu nhập như vậy cũng đủ thấy được tiềm năng hiện nay của Bình Dương.
Top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam – Bình Dương, nơi sở hữu vị trí, vai trò quan trọng đối với khu vực Đông Nam Bộ. Từ việc tập trung phát triển công nghiệp, tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Giờ đây thì theo hướng phát triển của vùng, của cả nước thì đã có sự thích ứng mới, phát triển hạ tầng số, tiện ích, dịch vụ.
Bà Rịa – Vũng Tàu – Tiềm năng phát triển đa dạng
Trong top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam này thì không thể không kể tới Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh ven biển thuộc khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam. Nơi dẫn đầu cả nước về thu nhập bình quân trong năm 2022. Chỉ số thu nhập GNI bình quân của năm 2020 cũng cho thấy tỉnh này đạt mức gấp 1,6 lần tỉnh QUảng Ninh.
Nhìn nhận từ nhiều chuyên gia kinh tế thì Bà Rịa Vũng Tàu là nơi sở hữu lợi thế phát triển kinh tế trong khối thương mại, công nghiệp, dịch vụ và cả du lịch. Trong năm 2019 thì tỉnh này xếp vị trí thứ ba, bây giờ đã có thể vươn lên vị trí thứ nhất, có thể nói là một sự thay đổi đáng kể.
Vị trí của Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm, đồng thời cũng là nơi được đầu tư phát triển về hạ tầng trong nhiều năm qua. Từ khi tuyến đường cao tốc TP> HCM – Long Thành – Dầu Giây cùng với đường quốc lộ 51 mở rộng ra thì việc giao thông di chuyển tới Bà rịa Vũng tàu không còn là khó khăn nữa. Gần đó lại còn có cảng quốc Tế cái Mép, tương lai sẽ rồi có thêm nhiều dự án được hoàn thiện ở đây. Có thể thấy là những gì tỉnh này đang sở hữu, đúng như những gì các chuyên gia đánh giá.
Đồng Nai – Thành phố công nghiệp
Theo thống kê vào năm 2017, thì tỉnh Đồng Nai xếp hạng thứ 5 cả nước về phát triển kinh tế, xã hội. Các chỉ tiêu của vùng đạt mức tăng trưởng cao, so với bình quân trên cả nước từ GRDP, xuất khẩu, đầu tư trong và ngoài nước tại vùng.
Bên cạnh nỗ lực trong việc phát triển kinh tế – xã hội, thì theo quy hoạch từ các thị xã, thành phố của tỉnh cũng có quy hoạch phát triển hơn nữa. Hiện nay tỉnh cũng nỗ lực hơn nữa để xứng với top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt nam, bằng việc tập trung nguồn lực vào các kết cấu hạ tầng, đầu tư thêm các dự án mang tính tác động lớn hơn, hỗ trợ tái định cư. Những giải pháp kinh tế ổn định đang được dần đưa ra để thúc đẩy vùng phát triển hơn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, thu hút thêm nhiều đầu tư hơn nữa.
Hải Phòng – Thành phố cảng biển
Vào đầu tháng 6 năm này, tình hình kinh tế xã hội Hải Phòng sau thời gian gặp khó khăn thì đã có nhiều tăng trưởng mới, đứng thứ 7 trên cả nước và đứng thứ 3 vùng Đồng bằng sông Hồng. TRong số liệu mới nhất thì tỉnh đã có ước tính tăng khoảng 11% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời những hoạt động thương mại, dịch vụ cũng đã được kiểm soát tốt, hoạt động mạnh mẽ hơn bao giờ.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, giảm bớt tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Thuộc vào top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam, chính quyền cũng đã đề ra nhiều nhiệm vụ để giải quyết các vấn đề còn tồn đọc về tình hình phát triển chưa phù hợp với đầu tư, tập trung giải quyết khó khăn để thúc đẩy hơn về đầu tư, chuyển đổi số.
Quảng Ninh – Tài nguyên khoáng sản dồi dào
Trong 6 tháng đầu năm tình hình kinh tế tăng trưởng đặt 10,66%, cao hơn khoảng 264% so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái. Và trong suốt 6 năm nay thì tỉnh vẫn luôn giữ được mức tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP trên hai con số, là nơi tăng trưởng kinh tế toàn diện ở phía bắc.
Về vị trí thì Quảng Ninh – thuộc top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam, nằm phía Đông Bắc, mang vị trí địa chính trị quan trọng, là nơi cửa ngõ giao thương của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực. Với nguồn tài nguyên dồi dào là than đá, nhiều tiềm năng trong phát triển các ngành về năng lượng.
Về văn hóa, giáo dục và xã hội thì nơi đây là mảnh đất sở hữu nền văn minh sông Hồng, nhiều kỳ quan thiên nhiên thế giới, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa… hình thành nên hình ảnh đẹp trong mắt người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Tương lai nơi đây sẽ còn phát triển thêm về hạ tầng, công nghệ để phục vụ cho kinh tế, du lịch và đảm bảo trở thành nơi sầm uất không kém gì các thành phố lớn.
Bắc Ninh – Thành phố công nghiệp ở phía Bắc
Với diện tích nhỏ, nhưng không làm lung lay tới vị trí trong top 20 tỉnh thành giàu nhất VIệt Nam, vị trí cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km về Đông Bắc. Trong nhiều năm qua thì tỉnh đã có sự phát triển và bứt phá về kinh tế, công nghiệp và mọi mặt khác. Động lực cho sự phát triển này là nhờ vào những quy hoạch tổng thể vào năm 2012, cho tới nay thì vẫn đang thực hiện một cách vô cùng chuyên nghiệp.
Trong năm 2017, kinh tế đang tiếp tục mở rộng và dần cải thiện được vị thế, tầm nhìn của Bắc Ninh so với những tỉnh thành khác. Năm 2017, tổng GRDP chiếm 3,11% GDP cả nước, đạt hạng thứ 4 trên toàn nước, với tốc độ tăng trưởng GRDP đặt mức 19,12 % vượt trên cả kế hoạch. Cơ cấu kinh tế thì đi đúng chiều hướng, trong cùng năm thì đạt giá trị sản xuất công nghiệp vị trí thứ 2 cả nước.
Với vị trí kinh tế thuận lợi cũng như là có thế mạnh về chính trị, địa lý, Bắc Ninh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế vùng và toàn quốc gia. Khi Hà Nội đã phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, thì các tỉnh trong vùng thủ đô cũng được quy hoạch để đạt được mục tiêu tương tự.
Thanh Hóa – Vị trí giao thông giữa Bắc Bộ và Trung Bộ
Tỉnh Thanh Hóa nằm ở phía cực Bắc Miền Trung, là một trong những nơi chịu ảnh hưởng tác động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ và các tỉnh Bắc Lào. Trong nhiều năm qua dù có gặp khó khăn do dịch bệnh nhưng theo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đúng đắn 2021, đưa tốc độ tăng trưởng GRDP lên đứng thứ 5 cả nước. Tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt khoảng 8,85%, thu ngân sách nhà nước đạt 36.500 tỷ đồng, giải ngân vốn đầu tư công 8.368,8 tỷ đồng cùng nhiều thành tích khác trong năm 2021, xuất sắc vượt lên nhiều tỉnh thành và giữ vị trí thứ 4.
Đặt mục tiêu phát triển đồng đều và toàn diện, từ kinh tế – văn hóa – xã hội; cho tới các ngành nghề nông – lâm – thủy sản được giữ vững để ổn định kinh tế và xã hội toàn tỉnh để xứng đáng với top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam. Với hệ thống giao thông thuận lợi, như đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, là nơi giao nhau của các quốc lộ, thuận tiện đi lại trong và ngoài nước. Những kế hoạch mở thêm sân bay quốc tế sát biển để tăng thêm tiềm lực về du lịch, phát triển văn hóa.
Hải Dương – Vị trí kinh tế quan trọng của miền Bắc
Tỉnh Hải Dương nằm ở vị trí vùng trung tâm châu thổ Đồng bằng sông Hồng, là một trong 7 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm ở phía Bắc. Hiện với nhiều khu công nghiệp quy hoạch hoạt động, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Tỏng sản phẩm GRDP năm 2019 tăng 8, 7% so với năm ngoài, trong giai đoạn 4 năm đó thì tăng bình quân 9,3%. Kinh tế thì tập trung vào công nghiệp xây dựng (59,1%) và dịch vụ (32,1%), các ngành còn lại chiếm tỉ trọng ít hơn.
Vị trí tỉnh đã mang lại nhiều lợi thế, với hệ thống giao thông thuận lợi từ đường bộ, đường sắt, đường thủy và mang tính kết nối cao. Cộng thêm với tiềm năng về du lịch, khoảng 1.907 di tích lịch sử văn hóa, và 97 trong số đó còn được xếp hạng là danh lam thắng cảnh. Tỉnh không chỉ có thể phát triển về kinh tế, xã hội mà du lịch cũng rất được chú trọng.
Đà Nẵng – Thành phố du lịch
Đây là thành phố thuộc trung ương, nằm ở phía Nam Trung Bộ, là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, du lịch, đào tạo, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế của vùng miền Trung – Tây Nguyên và Cả nước. Có thể thấy được tầm quan trọng của Đà Nẵng đối với miền Trung. Vượt qua giai đoạn khó khăn thì kinh tế Đà Nẵng đang chuyển biến tích cực để thích ứng và phát triển trong tình hình dịch bệnh. Tổng sản phẩm GRDP quý 1/2022 ước đạt 0,89%, quy mô kinh tế vùng ước đạt 26.769 tỷ đồng, tăng khoảng 830 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu kinh tế trong năm nay thì có sự chuyển dịch nhẹ, thu hep cơ cấu nông lâm thủy sản.
Xếp hạng cao trong top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam, cũng là thành phố mang nhiều tiềm năng, là nơi nhiều người tìm kiếm cơ hội. Là thành phố du lịch, nên ưu tiên trong những biện pháp giúp khôi phục hiệu quả du lịch trên địa bàn. Đồng thời đào tạo để phát triển thêm nhân lực cho ngành du lịch, đảm bảo kinh tế vùng phát triển hiệu quả. Nơi đây cũng có nhiều công trình tầm lớn, nhiều địa điểm du lịch quốc tế nổi tiếng.
Khánh Hoà – Việt Nam thu nhỏ
Khánh Hòa là một tỉnh nằm phía duyên hải Nam Trung Bộ, với địa hình tương đối phức tạp, lại đa dạng nên được ví như một Việt Nam thu nhỏ. Từ dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển, biển khơi, núi thấp, đồi, bình nguyên, thung lũng… Cơ cấu kinh tế trong thì công nghiệp xây dựng (29,46%), dịch vụ đóng (47,37%) vai trò chủ yếu. Kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 thì tổng GRDP tăng 12, 58%, trong đó tăng mạnh vẫn ở dịch vụ 17,32% và công nghiệp – xây dựng 14,09%.
Vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, biển, sắt, hàng không, với quốc lộ chạy dài xuyên suốt. Việc vận chuyển, đi lại trong cả nước được đảm bảo thuận lợi hơn. Vị trí này của tỉnh còn có ý nghĩa về mặt quốc phòng, gần cảng hải quốc tế, và các vị trí như Trường Sa, cảng Cam Ranh – cửa ngõ ra biển lớn. Cộng thêm với điều kiện thuận lợi về lịch sử, văn hóa, nơi đây là một nơi có tiềm năng lớn phát triển về du lịch.
Nghệ An – Vùng đất địa linh nhân kiệt
Không chỉ được mệnh danh là vùng đất địa linh nhân kiệt, mà Nghệ An còn là tỉnh thành lọt top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam. Vị trí nằm ở trung tâm Bắc Trung Bộ, là vùng có diện tích lớn nhất Việt Nam. Kinh tế vùng phát triển ổn định, từ năm 2021 tới nay thì vẫn đang cố gắng để đạt mức tăng trưởng tốt. GRDP 2021 tăng 6,20%, 6 tháng đầu năm nay là 8,44%, cơ cấu kinh tế đầu năm nay có sự chuyển dịch nhẹ.
Nghệ An có nguồn tài nguyên, khoáng sản dồi dào, chủ yếu là sản xuất vật liệu. Là vị trí trung tâm nên là nơi giao thông quan trọng của khu vực Bắc Trung Bộ, kết nối hai miền Nam Bắc. Nhìn tổng thể thì kinh tế cũng đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, trong 2022 tới đây thì Nghệ An còn hứa hẹn là điểm sáng thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nữa.
Cần Thơ – Trung tâm kinh tế lớn ở đồng bằng sông Cửu Long
Trong top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam không thể không kể đến Cần Thơ, thành phố đóng vai trò trung tâm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tuy trong bối cảnh dịch khó khăn, nhưng kinh tế, xã hội văn hóa và các mặt khác đều được kiểm soát. Cơ cấu kinh tế trong năm đang chuyển dịch đúng hướng, công nghiệp – xây dựng và du lịch đang chiếm tỷ trọng cao.
Nơi đô thị sông nước Cần Thơ với hệ thống sông ngòi chằng chịt, hệ sinh thái đa dạng. Ngoài các hình thức chợ nổi có tiếng r thì ở đây còn có dạng du lịch miệt vườn, thu hút khách trong và ngoài nước. Quy hoạch theo năm 2025 thì nơi đây sẽ trở thành trung tâm của, nơi đô thị nối vào vùng hạ lưu sông Mê Kông. Đồng thời phát triển thêm về giao thông, tăng liên kết nội địa và quốc tế, củng cố vị trí chiến lược quốc phòng – an ninh của mình.
Long An – Sở hữu vị thế quan trọng
Các top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam đều đóng vai trò rất quan trọng, Long An cũng thế. Nơi đây là cửa ngõ có vai trò kết nối giữa thành phố HCM với các tỉnh về miền Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Vị trí của tỉnh sở hữu vị trí chiến lược, gần trục giao thông đường bộ, cao tốc, cảng biển quốc tế. Điều này có ý nghĩa rất lớn với công tác hậu cần, cắt giảm chi phí và thuận tiện kết nối.
Về tốc độ tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm, tỉnh đạt mức 5,1%, tăng chủ yếu ở công nghiệp – xây dựng 5,5% và thương mại dịch vụ 6,93%. Xếp vị trí đứng thứ 6 trong các tỉnh, và cơ cấu trong đầu năm nay thì công nghiệp xây dựng và dịch vẫn chiếm cơ cấu cao hơn. Trong những năm sắp tới sẽ thúc đẩy tiến độ đầu tư, triển khai xây dựng công trình trọng điểm để phát triển giao thông, đô thị vùng kinh tế trọng điểm.
Thái Nguyên – Trung tâm kinh tế Đông Bắc
Thái Nguyên được xem là trung tâm kinh tế, chính trị – xã hội ở khu vực Đông Bắc, và trung du miền núi phía Bắc. Trong tổ chức họp báo công bố số liệu, kinh tế Thái Nguyên đã có phát huy hiệu quả với tổng GRDP 6 tháng đầu năm ước đạt 7,08% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế công nghiệp – xây dựng 56,9% và dịch vụ 31,8% chiếm phần lớn; có tăng trưởng tốt với công nghiệp – xây dựng tăng 8,51% và dịch vụ tăng 5,89%.
Vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, đương nhiên cũng được chú trọng và đào tạo nhân lực để phát triển toàn diện. Nơi đây cũng là địa bàn chiến lược quan trọng về quốc phòng. Thái Nguyên cũng có nhiều tiềm năng để phát triển về kinh tế xã hội, về nông lâm nghiệp, du lịch. Mục tiêu trước mắt vẫn cần thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng đề nâng cao dịch vụ.
Quảng Nam – Vị trí có vai trò to lớn
So sánh với các nơi khác trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thì Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh (2016 – 2919). Với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên tỉnh bình quân cho hai năm (2015-2016) là +25%/ năm. GRDP bình quân đầu người trong cùng giai đoạn tăng vượt mức bình quân cả nước và khu vực. Mặc dù giai đoạn gần đây có mức tăng chậm do dịch bệnh và các yếu tố khác, nhưng trong 6 tháng đầu năm GRDP tăng 12,8% và xếp thứ 4 trong nhóm 4 tỉnh đạt mức tăng trưởng cao.
Thuộc top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam, Quảng Nam là nơi có điều kiện trong các mối quan hệ, giao lưu kinh tế. Nơi đây còn là một trong số ít các nơi có cảng, sân bay, đường sắt, quốc lộ, có núi lại còn có đường bờ biển dài. Hội tụ mọi điều kiện và yếu tố để phát triển và thu hút đầu tư.
Vĩnh Phúc – Vị trí chiến lược
Vĩnh Phúc thuộc phía Bắc Việt Nam, khu vực đồng bằng soogn HỒng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và Thủ đô. Đánh giá về tốc độ tăng trưởng thì ở tỉnh này luôn đạt thành tích tốt, có năm tăng vượt 20%. Năm 2021 thì quy mô kinh tế đạt 136,2 nghìn tỷ đồng, trở thành tâm điểm thu hút đầu tư và phát triển.
Với vị trí là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc, đồng bằng châu thổ sông Hồng, Vĩnh Phúc là nơi có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế vùng và cả nước. Giao thông hạ tầng hoàn thiện, đa dạng có ý nghĩa kết nối trong và ngoài nước. Đồng thời hạ tầng đô thị cũng đang được đẩy mạnh hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu đời sống và phát triển không gian đô thị.
Bình Phước – Khu vực bất động sản đáng chú ý
Bình Phước là tỉnh nằm ở miền Đông Nam Bộ, là nơi có địa hình đa dạng, cao nguyên, đồi núi và đồng bằng. Trong báo cáo 6 tháng đầu năm nay, tình hình kinh tế vùng đang hồi phục tích cực, GRDP đạt mức tăng 6,91% đứng thứ hai vùng Đông Nam Bộ. Công nghiệp vùng được tập trung mạnh mẽ và phát triển với nhiều dự án lớn, đạt mức tăng mạnh 21,75% so với cùng kỳ 2021. Tổng thu ngân sách nhà nước của vùng ước đạt 7.250 tỷ đồng, các hạng mục khác như thu hút đầu tư, xuất khẩu cũng hồi phục nhanh chóng.
Với vị trí quan trọng, Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lại gần với thành phố Hồ Chí Minh và có thể kết nối đi nhiều nơi trong khu vực Đông Nam Á, Bình Phước có rất nhiều cơ hội phát triển về thương mại, xuất khẩu. Là vùng đất mới, Bình PHước vẫn còn nhiều tài nguyên chưa được khai thác hết, có rất nhiều tiềm năng để phát triển thêm về khai khoáng, nước, du lịch để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Lâm Đồng – Một trong top đầu kinh tế vùng Tây Nguyên
Lâm Đồng có vị trí nằm trên 3 cao nguyên, là khu vực thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ và là khu vực phát triển năng động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thị trường mang tiềm năng to lớn và có thể thu hút đầu tư lâu dài. Trong 6 tháng đầu năm, mức tăng trưởng đạt thứ 13 cả nước 9,29%. Mọi hoạt động sản xuất được đưa về mức bình thường, sản xuất nông nghiệp ổn định, các ngành nghề khác cũng đang khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ.
Với vị trí giao thương chiến lược quan trọng giữa các vùng kinh tế trọng điểm. Lâm Đồng định hướng để ra những bước đi lâu dài, từ khắc phục và xây mới hạ tầng, đáp ứng nhu cầu đời sống cũng như là tạo động lực phát triển lớn hơn. Đặc biệt là thu hút đầu tư, tăng giá bất động sản, thúc đẩy kinh tế.
Trên đây là những chia sẻ về Top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam, những đặc điểm về kinh tế, ưu thế của vùng. Mỗi tỉnh thành đều đóng vai trò quan trọng riêng, nhưng cùng hướng tới mục tiêu chung là phát triển, hội nhập toàn cầu.
source https://thuthuatwin.com/top-20-tinh-thanh-giau-nhat-viet-nam/
Comments
Post a Comment